Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
4 tiểu đoàn Chechnya chuẩn bị tấn công vào Sumy?
    Tin Việt Nam
Việt Nam sẽ tích cực thúc đẩy các chương trình hợp tác thực chất giữa ASEAN-Anh
    Tin Cộng Đồng
Vụ cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan: Nhiều gian hàng của người Việt bị thiệt hại nặng nề
    Tin Hoa Kỳ
Đổi màu mau lẹ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Dân Pháp nổi giận vì chính quyền ra tay với Nga
Hàng trăm người dân Pháp đã tụ tập ở cảng Saint-Nazaire, phía tây nước Pháp trong ngày hôm qua (7/9) để phản đối quyết định của chính phủ trong việc ngừng cung cấp siêu tàu chiến lớp Mistral cho Nga.

 



Hình ảnh tại cuộc biểu tình phản đối quyết định ngừng giao tàu chiến cho Nga của Tổng thống Hollande

 

Khoảng 200 người biểu tình đã tụ tập ở gần khu vực nơi tàu Vladivostok – chiếc đầu tiên trong hai chiếc siêu tàu chiến lớp Mistral mà Pháp đóng cho Nga, đang đậu. Những người này giương cao một loạt biểu ngữ có các dòng chữ, "Tổng thống Hollande muốn giết Saint-Nazaire. Chúng tôi nói không” hoặc “Hãy giao tàu chiến lớp Mistral và cung cấp việc làm cho những công dân của chúng ta” hay như “Vì chiến thắng của Mistral và vì nền độc lập của chúng ta”.

 

Được tổ chức bởi nhóm Mistral Gagnons (tạm dịch là Mistral chiến thắng), những người biểu tình bao gồm các thành viên hội đồng thành phố Saint-Nazaire, những người ủng hộ Nga cũng như thành viên của nhiều tổ chức công đoàn có liên quan đến ngành công nghiệp đóng tàu ở Pháp.

 

Trước đó, hôm 3/9, Paris đã tuyên bố tạm ngừng cung cấp chiếc tàu chiến lớp Mistral đầu tiên trong hai chiếc tàu chiến mà Nga đã ký hợp đồng mua của Pháp. “Đòn giáng” bất ngờ này được đưa ra sau một thời gian dài Pháp bất chấp sức ép của Mỹ và phương Tây để theo đuổi hợp đồng vũ khí với Nga.

 

“Tình hình rất nghiêm trọng. Những hành động gần đây của Nga ở miền đông Ukraine đi ngược lại với các nguyên tắc cơ bản của an ninh Châu Âu”, tuyên bố từ văn phòng của Tổng thống Pháp Francois Hollande đã nói như vậy. Và vì lý do trên, “Tổng thống nước Cộng hòa Pháp đã quyết định rằng, bất chấp viễn cảnh ngừng bắn – một điều chưa được xác nhận và chưa được thực thi, hiện chưa có đầy đủ điều kiện thích hợp để Pháp cung cấp siêu tàu chiến lớp Mistral đầu tiên cho Nga”.

 

Tổng thống Hollande sau đó đã nói rằng, hợp đồng với Nga chưa bị huỷ bỏ và Pháp sẽ đưa ra quyết định chính thức vào cuối tháng 10.

 

Những người biểu tình tuyên bố, nếu Pháp không bán hai siêu tàu chiến cho Nga thì điều đó không chỉ làm hại đến hình ảnh của nước này mà còn làm tổn hại đến nền kinh tế. Người biểu tình cũng cho rằng, Pháp không nên coi Nga là kẻ thù.

 

"Tổng thống và chính phủ Pháp là con rối bị chỉ đạo bởi Washington và NATO. Tổng thống này đã trở thành tay sai của ông Obama, Cameron và bà Merkel. Pháp là một nước lớn – kiêu hãnh và độc lập, vì thế, Pháp phải tự quyết định về tương lai đất nước", thành viên hội đồng thành phố Saint-Nazaire – ông Jean-Claude Blanchard đã phát biểu như vậy với hãng tin Ruptly.

 

Nếu Pháp thực sự phá hợp đồng cung cấp siêu tàu chiến cho Nga thì nước này sẽ phải bồi thường cực kỳ lớn và chưa kể việc nước này phải gánh chịu nhiều hậu quả kinh tế khác. Vì thế, sẽ là dễ hiểu khi nhiều người Pháp phản đối quyết định của Tổng thống Hollande.

 

"Nếu chúng ta không giao tàu chiến lớp Mistral đúng thời hạn, chúng ta sẽ phải trả một khoản tiền phạt vì không tuân thủ hợp đồng. Khoản tiền phạt này là hơn 10 tỉ euro (13 tỉ USD). Đó sẽ là một thảm hoạ - cả đối với nền kinh tế và danh tiếng của chúng ta. Hợp đồng đó quan trọng với Pháp và đặc biệt là với Saint-Nazaire", ông Blanchard nói.

 

Vị quan chức thành phố Saint-Nazaire cho biết thêm rằng, nếu hợp đồng với Nga bị huỷ bỏ, điều đó sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến 600 người hiện đang trực tiếp tham gia vào dự án đóng tàu lớp Mistral. Những người biểu tình đều nhất trí với quan điểm trên của ông Blanchard.

 

"Chúng ta chẳng có lý do gì để không giao hai chiếc tàu chiến đó, đặc biệt khi mà nó có những nhân tố kinh tế và công việc làm bị ảnh hưởng”, những người biểu tình Pháp cho biết.

 

Tuy nhiên, cùng thời điểm diễn ra cuộc biểu tình trên, cách đó vài trăm mét, một cuộc biểu tình nhỏ khác đã diễn ra. Khoảng 20 người đã biểu tình thể hiện sự ủng hộ đối với quyết định của Tổng thống Pháp trong việc tạm ngừng giao tàu chiến cho Nga.

 

Hợp đồng mua hai tàu lớp Mistral trị giá 1,12 tỉ euro (1,6 tỉ USD) đã được tập đoàn xuất khẩu vũ khí của Nga – Rosoboronexport ký với tập đoàn DCNS của Pháp hồi tháng 6 năm 2011. Chiếc tàu chiến đầu tiên được đặt tên là Vladivostok dự kiến được chuyển giao vào đầu tháng 11 này trong khi chiếc thứ hai mang tên Sevastopol sẽ được bàn giao vào cuối năm 2015.

 

Hợp đồng với Pháp là thỏa thuận mua vũ khí nước ngoài đầu tiên của Nga kể từ sau Chiến tranh Lạnh và nó được Tổng thống Pháp khi đó ca ngợi là một bước đi quan trọng trong mối quan hệ Nga-Pháp. Pháp cũng trở thành nước thành viên NATO đầu tiên cung cấp vũ khí cho Nga. Hợp đồng này đã tạo ra việc làm cho khoảng 1.000 người ở các xưởng đóng tàu của Pháp. Trong suốt thời gian qua, Pháp đã bất chấp mọi lời kêu gọi cũng như sức ép mạnh mẽ từ các đồng minh Mỹ và phương Tây để quyết liệt theo đuổi hợp đồng vũ khí với Nga. Tổng thống Pháp từng nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ trong nước vì điều này. Tuy nhiên, mọi việc bắt đầu thay đổi vào đầu tháng 9.

 

Siêu tàu chiến lớp Mistral là loại tàu đổ bộ tấn công hiện đại, có khả năng chỉ huy, triển khai chớp nhoáng lực lượng hỗ trợ hậu cần, di tản nhân đạo, bệnh viện dã chiến và thưc hiện các sứ mệnh tác chiến Hải quân khác. Siêu tàu chiến Mistral có trọng tải tối đa 21.300 tấn; có thể chuyên chở bốn sà lan đổ quân, 16 trực thăng hạng nặng, 2 tàu đệm không khí, một tiểu đoàn 40 xe tăng hạng nặng Leclerc, 450 binh sỹ... Tàu đổ bộ trực thăng lớp Mistral dài 199m, chiều ngang 32m, độ mớn nước 6,2m.

 

Nga phản ứng điềm tĩnh trước quyết định của Tổng thống Pháp Hollande. Giới chức Moscow từng nhiều lần tuyên bố, họ chấp nhận việc Pháp không chuyển giao tàu chiến miễn là Pháp phải bồi thường vì đã phá hợp đồng. Moscow khẳng định, việc không có những chiếc tàu chiến lớp Mistral của Pháp chẳng làm ảnh hưởng đến sức mạnh quân sự của nước này.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    4 tiểu đoàn Chechnya chuẩn bị tấn công vào Sumy? (12-05-2024)
    Chung cư Nga trúng pháo kích nghi từ Ukraine, 22 người thương vong (12-05-2024)
    Saudi Arabia tái khởi động tòa tháp cao nhất thế giới (12-05-2024)
    Cuộc tấn công của Nga khiến Ukraine lộ điểm yếu chết người (12-05-2024)
    Chung cư Nga trúng pháo kích nghi từ Ukraine, 22 người thương vong (12-05-2024)
    Nghị sĩ Đức đề xuất NATO áp đặt vùng cấm bay ở miền Tây Ukraine (12-05-2024)
    Israel vẫn nhận được hàng tỷ USD vũ khí dù Mỹ tạm dừng cung cấp (10-05-2024)
    Tổng thống Nga Vladimir Putin đệ trình ứng cử viên Thủ tướng lên Hạ viện (10-05-2024)
    Mỹ trừng phạt nhiều công ty Trung Quốc liên quan vụ khinh khí cầu do thám (10-05-2024)
    Mỹ dọa dừng cấp vũ khí cho Israel: Bề nổi của tảng băng chìm (10-05-2024)
    'Làm ngơ' với khí đốt Nga đủ lâu, đã đến lúc EU đặt lên 'bàn cân', xuất hiện lỗ hổng lớn (10-05-2024)
    Ukraine đang giấu mình trong lòng đất (10-05-2024)
    Nga 'tố' Ukraine tấn công ngay trước Ngày Chiến thắng (09-05-2024)
    Campuchia nói về sự hiện diện của 2 tàu chiến Trung Quốc ở quân cảng Ream (09-05-2024)
    Iran cảnh báo thay đổi học thuyết hạt nhân nếu sự tồn tại bị Israel đe dọa (09-05-2024)
    Ukraine lo sợ Nga sẽ tiến sâu vào trung tâm nếu giành được Chasiv Yar (09-05-2024)
    Nga dọa phản công nếu Mỹ-Nhật Bản 'lấn tới' ở Viễn Đông, cảnh báo Tokyo về yêu sách lãnh thổ (09-05-2024)
    Những lãnh đạo nước ngoài tham dự lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng ở Nga (09-05-2024)
    Cuộc không kích lớn nhất trong nhiều tuần của Nga nhằm vào lưới điện Ukraine (08-05-2024)
    Pháo binh Ukraine vừa bắn vừa chạy do bị UAV Nga truy đuổi (08-05-2024)

Các bài viết cũ:
    Ba đích đến chiến lược của Nga với Ukraine (08-09-2014)
    Vì sao EU quyết trừng phạt Nga? (07-09-2014)
    Chạy trốn khỏi địa ngục IS (07-09-2014)
    Quan hệ Nga-Trung: Đã thấy trái đắng! (07-09-2014)
    NATO đứng trước thách thức "tồn tại hay không tồn tại"? (07-09-2014)
    Vì sao phương Tây không dám nói Nga “xâm lược” Ukraine? (06-09-2014)
    Khi Bình Nhưỡng bắt đầu đục ô cửa “nhòm” sang châu Âu (06-09-2014)
    Giữa Nga và Trung Quốc, Mông Cổ sẽ chọn... Washington? (06-09-2014)
    "Cỗ máy chiến tranh" NATO liệu có thức dậy nổi ở Ukraine? (06-09-2014)
    Thái Lan: Mới tạm yên, chưa ổn định (06-09-2014)
    Ai phải chịu trách nhiệm về sự hoành hành của Nhà nước Hồi giáo? (06-09-2014)
    Các nước Đông Âu cay đắng, vỡ mộng về NATO (05-09-2014)
    Al-Qaeda thâm nhập Nam Á (05-09-2014)
    Ngày thảm họa của tổng thống Pháp (05-09-2014)
    Nhật bắt tay Nga, ASEAN kiềm tỏa Trung Quốc? (05-09-2014)
    Mỹ-NATO! Hãy quên Ukraine đi! (05-09-2014)
    Tình hình Ukraine: Nga đang tung hứng trên thế thắng (04-09-2014)
    Ấn Độ muốn bán máy bay, tên lửa tiên tiến cho VN (04-09-2014)
    Mỹ-Syria: Hợp tác hay can dự? (04-09-2014)
    Nga mượn Mông Cổ phòng xa Trung Quốc? (04-09-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153012419.